Hạn sử dụng luôn là là đề tài được các doanh nghiệp quan tâm. Việc xử lý date thế nào là hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và rủi ro doanh nghiệp. Tiêu chí quan trọng là một khi sản phẩm đã được đóng date và xuất kho thì phải đảm bảo bán chúng ngay khi còn hạn sử dụng. Hôm nay các Sếp cùng New Date tìm ra giải pháp xử lý date hàng hóa cho doanh nghiệp mình nhé.
Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng có máy in date
Đối với một doanh nghiệp có nhiều mặt hàng như thì việc tính toán thời gian tồn kho cho từng mặt hàng, từng sản phẩm cụ thể là khác nhau. Những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn trong vòng 2-3 ngày, được cung ứng cho các cửa hàng tiện lợi thì hệ thống cửa hàng tiện lợi phải tự tính toán dung lượng hàng cho phù hợp. Còn đối với những sản phẩm bảo quản tủ mát có hạn sử dụng từ 20 ngày tới 2 tháng, doanh nghiệp phải có kế hoạch tồn kho khác. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong quá trình sản xuất, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp sẽ tính toán được lượng hàng bao nhiêu là hợp lý, thậm chí biết được mùa nào, tháng nào, ngày nào trong tuần bán chạy hàng, lượng hàng tiêu thụ ra sao để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Tùy vào từng loại hàng, ngành hàng mà có nguyên tắc để tính tỷ lệ tồn kho phù hợp. Trong đó 3 điểm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý khi tính toán lượng hàng tồn kho cho phù hợp:
- Một là, là đảm bảo nguyên tắc hàng first in – first out (vào trước – ra trước, là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước). Hàng có date hàng hóa phải đảm bảo luôn còn hạn sử dụng khi đến nhà tay người tiêu dùng
- Hai là, hàng sản xuất đủ cung ứng cho nhu cầu, dự đoán tình hình kinh doanh xác định thời gian sau đóng date hàng bao lâu thì hết date có kế hoạch sản xuất phù hợp.
- Ba là, hàng dự trữ đủ cho rủi ro trong quá trình phân phối, giao nhận trong chuỗi cung cứng, nhưng cũng không vượt quá thời gian an toàn cho phép đối với từng mặt hàng.
Chẳng hạn với những mặt hàng thực phẩm có thời hạn sử dụng 2 năm thì về nguyên tắc, ở quầy kệ siêu thị nếu còn hạn khoảng 9 tháng là người ta đã phải tìm cách “đẩy” đi rồi. Để hàng ra đến quầy kệ siêu thị, lại tính ngược trở về tới kho của mình lại thêm một khoảng thời gian nữa, nên phải kiểm soát khoảng thời gian sao cho hợp lý không bị cận date, hết date. Từ kiểm soát date hàng hóa đến khâu cung ứng cần tính toán sản lượng sản xuất hợp lý.
Bên cạnh đó, cần phải xác định KPIs về số ngày tồn kho và vòng quay hàng tồn kho – thước đo nhằm quản lý việc luân chuyển hàng hóa tồn trong kho. Việc xác định số ngày tồn kho dựa trên các yếu tố cơ bản như: chỉ tiêu của công ty, sức chứa của kho, năng suất của máy đóng gói, máy in date, dây chuyền sản xuất, tính chất mùa vụ của ngành hàng kinh doanh, phân loại sản phẩm core (cốt lõi), non-core (không cốt lõi)…
Thực phẩm đóng, TĂ đóng gói gói rất dễ hết date
Làm gì để giảm thiểu hàng cận date?
Luôn có lượng tồn kho tối thiểu nào đó. Các siêu thị thường quy định thời gian sản phẩm lưu thông phân phối cụ thể, và chỉ nhận các sản phẩm còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng. Ví dụ, Date hàng hóa của sản phẩm là 12 tháng thì tới tháng thứ 5 siêu thị đã từ chối nhập hàng vào. Như vậy, dù ít dù nhiều tại doanh nghiệp sản xuất vẫn luôn có một lượng sản phẩm quá hạn lưu thông nhưng thời hạn sử dụng còn dài. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp khác để kích cầu, đẩy hàng đi. Phối hợp với siêu thị cho người tiêu dùng thử mẫu tại điểm bán (sampling sản phẩm) là giải pháp được lựa chọn trong trường hợp ít người tiêu dùng biết đến sản phẩm; hay tổ chức những chương trình chăm sóc đặc biệt, tư vấn sản phẩm…
Các chuyên gia gợi ý những giải pháp cơ bản để giải quyết hàng cận date:
- Làm chương trình khuyến mại (chiết khấu, sử dụng làm sản phẩm tặng khi mua sản phẩm khác)
- Làm ký gửi hàng hóa, tìm cộng tác viên để “đẩy” tồn kho (ký hợp đồng với cộng tác viên)
- Nghiên cứu các thị trường khác: chuyển hàng hóa đến thị trường khác
- Làm các hoạt động marketing như sampling cho người tiêu dùng (áp dụng tùy trường hợp cụ thể)
- Thu hàng cận date về tái sản xuất thực phẩm (nếu có thể)
Xử lý hàng hết date nhìn từ tâm nhà sản xuất
Trước đây đã từng có câu chuyện ở Việt Nam, người ta đem hàng cũ về, tẩy date cũ và đóng lại date mới và đưa hàng quay trở lại thị trường. “Trong chừng mực nào đó, thông thường, một sản phẩm thực phẩm hạn sử dụng 2 năm chẳng hạn thì không phải hết hạn 2 năm ăn vào là có vấn đề ngay. Có những thứ hạn có thể lên được tới 2 năm rưỡi hay lâu hơn. Nhưng nếu xét về tính trung thực, đạo đức trong kinh doanh thì việc đem hàng về in lại date mới là hành vi không thể chấp nhận được. Có những thứ thuộc về đạo đức, doanh nghiệp phải hết sức giữ. Còn về mặt kỹ thuật, phải có nghiên cứu để đưa ra khoảng thời gian nào cho phù hợp nhất”
Ở những nước phát triển, cũng có những phong trào đặt vấn đề về hàng hết date. Về nguyên tắc, tâm lý chung mọi người đều không muốn dùng, nhưng khi kiểm tra kỹ thuật thì những sản phẩm này vẫn có giá trị sử dụng; nếu bỏ đi thì trở thành lãng phí vô cùng lớn và liên quan đến những hệ lụy khác (như phải tốn chi phí cho xử lý rác thải).
Suy nghĩ về giải pháp xử lý date
Dù thế nào đi nữa, người làm kinh doanh vẫn phải nhìn vào cộng đồng khách hàng mục tiêu của mình, và mình phải xem xét điều kiện từ tốt nhất tới tệ nhất trong quá trình vận hành lưu thông sản phẩm của mình để lựa chọn phù hợp về thời gian sử dụng cho sản phẩm.
Nếu bị tồn nhiều thì tùy loại hàng có thể xem xét đem về xử lý hoặc dùng cho những hoạt động xã hội. Tôi biết nhiều nơi, như các nhà hàng đồ ăn nhanh, những hàng gần hết hạn sử dụng thường không còn khả năng lưu thông, nhưng những người có nhu cầu mà không có tiền để mua thì vẫn có thể sử dụng, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Đây cũng là một cửa để doanh nghiệp xem xét giải quyết. Nếu thấy vấn đề đó vượt quá khả năng của doanh nghiệp, do giá trị đầu tư, hay quan niệm đạo đức thì phải cố gắng sản xuất ít lại, đừng để tình trạng dư thừa xảy ra.